PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG MẦM NON GIA TÂN
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A

TRƯỜNG MẦM NON GIA TÂN

          Hiện nay tình hình thời tiết thay đổi thất thường, nguy cơ mắc bệnh cúm càng cao, lây lan thành dịch bệnh càng nhanh hơn. Trẻ mầm non sức đề kháng còn kém dễ mắc bệnh hơn các lứa tuổi khác, vì vậy trường mầm non Gia Tân tuyên truyền tới phụ huynh, giáo viên hiểu thêm về bệnh cúm để có cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ.

          Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…., bệnh có diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng, khi bệnh ho hoặc hắt hơi, lây qua tiếp xúc với đồ vật có chứa vi rút  đưa bàn tay lên mắt, mũi, miệng. Bệnh lây lan càng nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người, trường học.

          Bệnh cúm A(H5N1), A(H7N9) là bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm A(H5N1), A (H7N9)  thường từ gia cầm sang người. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp; qua tiếp xúc với gia cầm; qua ăn thịt sản phẩm từ gia cầm chưa được nấu chín

          Dấu hiệu nhận biết của bệnh cúm A: sốt cao đột ngột trên 380C, ho, đau họng, đau đầu, đau cơ, mỏi mệt. Một số trường hợp có thể suy hô hấp dẫn đến tử vong.

                   Bệnh cúm A lây lan như thế nào?

          - Cúm A (còn được gọi là cúm mùa) là loại cúm có khả năng lây nhiễm cao, nguy cơ hình thành dịch lớn. 

          - Cúm A rất dễ lây lan từ người sang người thông qua các giọt dịch tiết trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khoảng cách lây nhiễm có thể lên tới gần 2m. Ngoài ra cúm A còn có thể lây lan nếu bạn chạm vào các bề mặt/ vật dụng có chứa vi rút cúm rồi sau đó đưa tay chạm mắt, mũi, miệng.

          - Bệnh có thể lây từ người này sang người khác ngay trong thời gian ủ bệnh  trước khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng. Vi rút có thể lây nhiễm từ 1 ngày trước khi phát bệnh cho tới 1 tuần sau đó. Riêng đối với trẻ em hoặc người có sức khỏe kém thì thời gian lây nhiễm có thể kéo dài hơn.

          - Cúm có thể lây lan qua việc tiếp xúc với các bề mặt có chứa vi rút

          Vì sao cần phòng ngừa cúm A?

          - Mặc dù có thể gây ra các triệu chứng gần giống nhau nhưng cúm A không giống như cảm lạnh thông thường.

          - Cúm thường nặng hơn cảm lạnh, triệu chứng cúm cũng dữ dội và xuất hiện đột ngột hơn. Người bị cúm dễ bị sốt, ớn lạnh, ho khan, nhức mỏi toàn thân, đau đầu. Một số ít bị đau họng đi kèm nghẹt mũi, hắt hơi hoặc các vấn đề về dạ dày.

          - Ngoài ra cúm còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng xoang, viêm cơ, tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp và làm nặng thêm các bệnh mãn tính. Chính vì thế việc phòng ngừa cúm A là điều cần thiết. 

          Nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần phòng bệnh cúm A

          - Cúm A có thể xuất hiện ở bất cứ ai nên mọi lứa tuổi đều cần cẩn trọng.       - Trong đó các đối tượng dưới đây cần đặc biệt chú ý hơn vì có nguy cơ lây nhiễm cao cũng như dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn nếu nhiễm cúm.

          - Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi

          - Cúm là bệnh lý rất nguy hiểm với trẻ em. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng của cúm như mất nước, nhiễm trùng tai, viêm phổi,… thậm chí là tử vọng nếu không may mắc bệnh.

          - Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh 2 tuần nếu bị cúm thì dễ rơi vào tình trạng bệnh nặng hơn.

          - Người từ 65 tuổi trở lên

          - Người đang có các bệnh mãn tính

          - Người bị suy giảm hệ miễn dịch

          - Người béo phì

          Cách phòng bệnh cúm A cho trẻ em, bà bầu, người có nguy cơ cao

          - Tiêm vaccine. Cách phòng bệnh cúm A tốt nhất hiện nay chính là tiêm ngừa hằng năm. Mọi đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên chủng ngừa cúm. Vaccine cúm vừa làm giảm nguy cơ mắc bệnh vừa giúp bạn ít có khả năng gặp phải biến chứng nếu bị cúm.

          + Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể tiêm vaccine thì cách bảo vệ tốt nhất là đảm bảo mọi người chăm sóc, xung quanh bé đều được tiêm phòng để tạo ra “lá chắn” an toàn hơn cho bé.

          + Mẹ bầu cũng nên tiêm phòng cúm để không chỉ giúp bảo vệ mẹ mà còn bảo vệ em bé khỏi nguy cơ cúm sau khi chào đời một vài tháng. Như thế trẻ sẽ có thời gian sẽ phòng ngừa cúm tốt hơn cho tới khi được 6 tháng tuổi để tiêm ngừa.

          + Thời điểm tiêm phổ biến nhất là vào mùa thu và mùa đông bởi đây là lúc cúm hoạt động mạnh. Cần lưu ý là cần ít nhất 2 tuần để vaccine cúm bắt đầu có khả năng phòng ngừa cúm A nên sau khi tiêm, bạn vẫn cần chú ý giữ gìn sức khỏe.

          + Để phòng bệnh cúm A hiệu quả liên tục, mọi người nên tiến hành tiêm nhắc vaccine hằng năm. Lý do là chủng vi rút cúm A thường xuyên thay đổi cả về mặt kháng nguyên và di truyền. Do đó mỗi năm sẽ có loại vaccine khác nhau được nghiên cứu dựa trên dự đoán biến đổi của vi rút. 

          + Vaccine cúm có độ an toàn cao. Hầu hết trường hợp sau tiêm đều không phát sinh vấn đề. Nếu có tác dụng phụ như đau nhức, sưng nhẹ vết tiêm hay đau đầu, sốt, đau cơ,… thì cũng chỉ ở mức độ nhẹ và nhanh chóng khỏi sau khoảng 2 ngày. Bạn có thể chườm lạnh vết tiêm hoặc dùng thêm thuốc hạ sốt nếu cần để giảm các triệu chứng khó chịu này.

          Các cách phòng chống cúm A khác

          - Ngoại việc chủng ngừa, trẻ em, mẹ bầu và người có nguy cơ cao còn có thể phòng bệnh cúm A bằng cách:

          + Rửa tay thường xuyên

          + Che miệng khi hắt hơi hoặc ho

          + Tránh đưa tay trực tiếp lên mặt

          + Không nên tiếp xúc với người đang bị các bệnh đường hô hấp

          + Tránh tới nơi đông người khi bị ốm

          + Thường xuyên vệ sinh, khử trùng các bề mặt thường xuyên đụng chạm

          + Ăn uống điều độ, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ

          + Cân nhắc và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin tổng hợp để hỗ trợ tăng cường miễn dịch

          + Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi , họng cũng như kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

          + Làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt và dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường

          + Sử dụng gia cầm rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn các loại gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.Các sản phẩm gia cầm cần được nấu chín kỹ.

          + Đối với hộ chăn nuôi gia cầm cần thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi mua con giống. Thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi.

          - Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng chống cúm A (H5N1), A (H7N9) chính vì vậy khi có triệu chứng, sốt ho, đau đầu, mệt mỏi…. cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xử trí kịp thời.

          Các phương pháp điều trị

          - Chăm sóc tại nhà:

          + Nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước để bù dịch.

          + Ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng để hỗ trợ phục hồi.

          + Giữ ấm cơ thể, súc miệng bằng nước muối để giảm triệu chứng viêm họng.

          - Dùng thuốc đúng cách:

          + Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

          + Không tự ý dùng kháng sinh, vì cúm A do virus gây ra kháng sinh không có tác dụng.

          + Nếu có chỉ định của bác sĩ có thể dùng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian mắc bệnh.

          - Theo dõi triệu chứng và đến cơ sở y tế khi cần:

          + Nếu có dấu hiệu sốt cao trên 39oC không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc co giật.

          + Khó thở, thở nhanh hoặc nhịp thở bất thường.

          + Đau ngực hoặc đau cơ nhiều.

          + Tím môi và đầu chi, tay chân lạnh…

          - Trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền cần đặc biệt chú ý theo dõi sát sao hơn.

Trên đây là bài tuyên truyền phòng chống cúm A của Trường mầm non Gia Tân. Kính mong các bậc phụ huynh, các đ/c cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao tinh thần để phòng bệnh hiệu quả.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện công văn số 2326/SGDĐT-GDMN ngày 24/10/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch số 350/KH-MNGT ngày 21 tháng 11 năm 2024 của phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lộc về việc hướng ... Cập nhật lúc : 15 giờ 38 phút - Ngày 25 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có ... Cập nhật lúc : 14 giờ 22 phút - Ngày 18 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch phát triển Đảng viên năm 2024 của Chi bộ. Ngày 29/11/2024 Chi bộ Trường Mầm non Gia Tân đã tiến hành Lễ kết nạp Đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thùy và quần ... Cập nhật lúc : 8 giờ 48 phút - Ngày 3 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 27/KH-MNGT, ngày 02 tháng 10 năm 2024 của hiệu trưởng trường mầm non Gia Tân về việc tổ chức các hội thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2024- 2025, sáng ngày 01/11/2 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 53 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Cụm liên trường mầm non Gia Tân, Gia Lương, Tân Tiến, Thống Nhất, Lê Lợi sinh hoạt chuyên đề “ Âm nhạc tiếp cận đa văn hóa”. Căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ năm học của cụm liên trường mầm non Gia ... Cập nhật lúc : 15 giờ 47 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu là hết sức thiết thực và ý nghĩa. Thông qua việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức cho phụ huynh về ý thức ph ... Cập nhật lúc : 15 giờ 39 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Khối mẫu giáo trường mầm non Gia Tân đã chủ động chỉ đạo và thực hiện việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM trên cơ sở chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục bởi phương pháp giáo dục STEAM ... Cập nhật lúc : 15 giờ 36 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 20/10 hàng năm được chọn là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam". Đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: ... Cập nhật lúc : 8 giờ 39 phút - Ngày 19 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Đến hẹn lại lên, khi ánh nắng chói chang của mùa Hạ nhạt dần, khi tiếng ve không còn râm ran, cây phượng già không còn đốt lửa, khi trong gió thoang thoảng cái se lạnh của chớm đông, là lú ... Cập nhật lúc : 8 giờ 31 phút - Ngày 19 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm. Vào dịp này, những người phụ nữ luôn được nhiều người bày tỏ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 37 phút - Ngày 18 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Quyết định về việc ban hành qui chế chi tiêu nội bộ năm 2025
Quyết định Ban hành Quy chế thực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ tại trường Mầm non Gia Tân
Phân công CBGV, NV trực Tết Ất Tỵ- Năm 2025
Quyết định về việc công bố công khai ngân sách năm 2025 của trường Mầm non Gia Tân
Quy chế hực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ tại trường Mầm non Gia Tân
Dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế thực hiện chế độ tiền thưởng
Công văn về việc phê duyệt các khoản thu năm học 2024- 2025
Danh sách học sinh miễn giảm học phí theo NĐ 81/2021/NĐ-CP học kỳ I năm học 2024- 2025
QĐ về việc công khai danh sách và kinh phì miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập bậc Mầm non theo NĐ 81/2021/NĐ-CP học kỳ I năm học 2024- 2025
KH Tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ngày thứ 7- Năm học 2024- 2025
KẾ HOẠCH THU QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN THU- Năm học 2024 - 2025
Hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh
Phụ lục 01- Danh sách trẻ MG được hỗ trợ ăn trưa theo NĐ 105/2020/NĐ-CP học kỳ I- năm học 2024- 2025
QĐ về việc phê duyệt danh sách và mức hỗ trợ chế độ cho trẻ MG theo NĐ 105/2020/NĐ-CP học kỳ I- năm học 2024- 2025
Nghị quyết 17 Quy định mức thu học phí và danh mục các khoản thu, mức thu, cơ chế quản lý thu, chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục
12345678910...